Trang chủ / Ủy quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp

Ủy quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp

01/12/2021


Theo Điều 107 Luật sở hữu trí tuệ quy định về uỷ quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp như sau:...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Ủy quyền đại diện liên quan đến thủ tục sở hữu công nghiệp.

2. Ủy quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

1. Ủy quyền đại diện liên quan đến thủ tục sở hữu công nghiệp

  • Theo Điều 107 Luật sở hữu trí tuệ quy định về uỷ quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp như sau:
  • Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền.
  • Giấy uỷ quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
    • Tên, địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền;
    • Phạm vi uỷ quyền;
    • Thời hạn uỷ quyền;
    • Ngày lập giấy uỷ quyền;
    • Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên uỷ quyền.
  • Giấy uỷ quyền không có thời hạn uỷ quyền được coi là có hiệu lực vô thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên uỷ quyền tuyên bố chấm dứt uỷ quyền.

2. Ủy quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp

  • Theo Điều 23 Nghị định số 99/2013/NĐ nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định về ủy quyền yêu cầu xử lý vi phạm như sau:
  • Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp nếu không trực tiếp nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam tiến hành thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm quy định tại Nghị định này.
  • Việc ủy quyền phải được làm bằng văn bản dưới hình thức giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.
    • Văn bản ủy quyền của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp của bên ủy quyền và con dấu xác nhận của bên ủy quyền, nếu có con dấu đăng ký hợp pháp.
    • Văn bản ủy quyền của tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có xác nhận của công chứng hoặc chính quyền địa phương hoặc lãnh sự quán, hoặc hình thức khác được coi là hợp pháp theo quy định của pháp luật tại nơi lập văn bản ủy quyền.
  • Văn bản ủy quyền nộp kèm theo đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải là bản gốc. Văn bản ủy quyền làm bằng tiếng nước ngoài thì phải nộp kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực của chính quyền địa phương hoặc có cam kết và xác nhận của đại diện sở hữu công nghiệp là bên nhận ủy quyền.
    • Trường hợp văn bản ủy quyền là bản sao của bản gốc văn bản ủy quyền đã nộp trong hồ sơ trước đó cho cùng cơ quan xử lý vi phạm thì cũng được coi là hợp lệ, với điều kiện người nộp đơn phải chỉ rõ số hồ sơ đã nộp và bản gốc văn bản ủy quyền được chỉ dẫn vẫn đang có hiệu lực và đúng nội dung ủy quyền.
  • Văn bản ủy quyền có giá trị trong thủ tục xác lập quyền theo quy định tại Điều 107 của Luật sở hữu trí tuệ có ghi rõ nội dung ủy quyền bao gồm thủ tục thực thi, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam thì cũng có giá trị pháp lý trong thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này.
  • Thời hạn ủy quyền được xác định theo thời hạn ghi trong văn bản ủy quyền. Trong trường hợp văn bản ủy quyền không ghi rõ thời hạn thì thời hạn ủy quyền được coi là có hiệu lực vô thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên uỷ quyền tuyên bố chấm dứt uỷ quyền.
  • Tóm lại, Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, các nhân hoàn toàn có thể ủy quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam tiến hành thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.
  • Trên đây là nội dung Uỷ quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.