THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức.
2. Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai lần hai cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức
Người dân có thể khiếu nại bằng đơn từ hoặc đến trực tiếp cơ quan nhà nước mà mình muốn khiếu nại.
Nếu khiếu nại thực hiện bằng đơn:
Nếu người dân khiếu nại bằng đơn thì nội dung đơn cần ghi rõ các thông tin sau:
- Ngày, tháng, năm khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
- Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
Nếu khiếu nại được thực hiện trực tiếp:
Khi người khiếu nại đến khiếu nại, thì người thụ lý việc khiếu nại hướng dấn người khiếu nại viết đơn, trường hợp họ không viết được đơn thì người thụ lý khiếu nại ghi lại nội dung yêu cầu khiếu nại của họ.
Thủ tục và trình tự khiếu nại lần đầu.
Đầu tiên là gửi đơn.
- Người khiếu nại gửi đơn và các tài liệu có liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
- Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì người có thẩm quyền tiếp nhận đơn khiếu nại.
- Tiếp theo là việc thụ lý đơn.
- Trong thời gian quy định, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết,trường hợp người có thẩm quyền thụ lý đơn khiếu nại không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do cho người cần khiếu nại biết.
Việc xác minh đơn khiếu nại
Người có thẩm quyền giải quyết việc khiếu nại phải có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
- Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
- Tổ chức đối thoại, gặp trực tiếp người khiếu nại và những người liên quan.
Cần phải tổ chức đối thoại, nếu việc khiếu nại có sự mẫu thuẩn với kết quả xác minh mà những người có thẩm quyền để xác minh, mục đích của việc đối thoại này là để làm rõ hơn vấn đề đang khiếu nại, qua đó có cơ sở, căn cứ để giải quyết việc khiếu nại.
- Việc đối thoại phải được lập thành biên bản.
- Cuối cùng là ra quyết định giải quyết việc đối thoại.
- Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại.
Gửi kết quả giải quyết khiếu nại:
- Trong thời quy định, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho những người sau đây:
- Người khiếu nại;
- Thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến;
- Cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Việc gửi và tiếp nhận đơn
- Trong thời gian quy định, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
- Hồ sơ khiếu nại lần hai cần có những văn bản, tài liệu sau đây:
- Đơn khiếu nại;
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
- Các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Thụ lý đơn
- Trong thời gian quy định, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết mà việc khiếu nại lần hai có đủ điều kiện thì phải thụ lý giải quyết. Trường hợp không giải quyết thì phải thông báo lý do cho người khiếu nại biết, trường hợp hồ sơ khiếu nại thiếu thông tin hoặc văn bản, tài liệu nào đó thì cần yêu cầu người khiếu nại bổ sung.
Người dân đang thực hiện việc khiếu nại về đất đai tại cơ quan có thẩm quyền
Xác minh nội dung khiếu nai lần hai
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tổ chức việc đối thoại
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh tổ chức đối thoại để làm rõ các vấn đề mà người khiếu nại đã yêu cầu, hoặc cần đối chiếu, so sánh nếu nội dung khiếu nại có sự mâu thuẩn so với việc xác minh.
- Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại và trong thời gian quy đinh, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho:
- Người khiếu nại;
- Người bị khiếu nại;
- Người giải quyết khiếu nại lần đầu;
- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.
Cuối cùng, nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả khiếu nại lần hai thì có thể khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án theo quy định của pháp luật.