Trang chủ / Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo pháp luật hiện hành

Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo pháp luật hiện hành

25/10/2021


Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp...

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quy định bảo hộ đối với giống cây trồng

2. Điều kiện đối với giống cây trồng

3. Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây

4. Tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ

5. Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ

6. Công bố đơn đăng ký bảo hộ

7. Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ

8. Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ

9. Rút đơn đăng ký bảo hộ

1. Quy định bảo hộ đối với giống cây trồng

  Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

2. Điều kiện đối với giống cây trồng

  Giống cây trồng được bảo hộ phải là giống cây trồng được chọn tạo hoặc được phát hiện và phát triển phải thuộc Danh mục loài cây trồng được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và đảm bảo các điều kiện sau:

  • Có tính mới
  • Có tính khác biệt
  • Có tên phù hợp

3. Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây

  Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng được thực hiện theo quy định như sau:

  Căn cứ Điều 174 Luật sở hữu trí tuệ quy định về hồ sơ đăng ký bổ hộ giống cây trồng như sau:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  • Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;
  • Giấy ủy quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

  Đơn đăng ký bảo hộ và các giấy tờ giao dịch giữa người đăng ký và cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng yêu cầu:

  • Giấy ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn; Giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác)

4. Tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ

  Đơn đăng ký bảo hộ chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng tiếp nhận khi có đủ các tài liệu quy định. Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng tiếp nhận.

5. Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ

  Điều 176 Luật sở hữu trí tuệ quy định

6. Công bố đơn đăng ký bảo hộ

  • Trường hợp đơn được chấp nhận hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày đơn được chấp nhận.
  • Nội dung công bố đơn gồm số đơn, ngày nộp đơn, đại diện (nếu có), người đăng ký, chủ sở hữu, tên giống cây trồng, tên loài cây trồng, ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

7. Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ

  • Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thẩm định nội dung đối với đơn được chấp nhận là hợp lệ. Nội dung thẩm định bao gồm:
  • Thẩm định tính mới và tên gọi phù hợp của giống cây trồng;
  • Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng.
  • Khảo nghiệm kỹ thuật là tiến hành các thí nghiệm nhằm xác định tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng. Việc khảo nghiệm kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân có năng lực tiến hành khảo nghiệm giống cây trồng thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng có thể sử dụng kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đã có trước đó.
  • Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là 90 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật.

8. Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ

  • Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thông báo từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, người đăng ký có các quyền sau đây:
    • Sửa đổi, bổ sung đơn nhưng không được làm thay đổi bản chất đơn đăng ký bảo hộ;
    • Yêu cầu ghi nhận thay đổi tên, địa chỉ của người đăng ký;
    • Yêu cầu ghi nhận thay đổi người đăng ký do chuyển nhượng đơn theo hợp đồng hoặc thừa kế, kế thừa;
    • Người yêu cầu thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 179 Luật sở hữu trí tuệ phải nộp phí, lệ phí.

9. Rút đơn đăng ký bảo hộ

  Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng quyết định cấp hay từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, người đăng ký có quyền rút đơn đăng ký bảo hộ. Yêu cầu rút đơn phải được lập thành văn bản.

  Từ thời điểm người đăng ký rút đơn đăng ký bảo hộ, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó bị chấm dứt; các khoản phí, lệ phí đã nộp liên quan đến những thủ tục chưa bắt đầu tiến hành được hoàn trả theo yêu cầu của người đăng ký.

  Trên đây là nội dung Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.