Trang chủ / Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng (Điều 36 Nghị Định số: 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại)

Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng (Điều 36 Nghị Định số: 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại)

24/09/2021


Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP;

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

§    Vi bằng là gì ?

§    Thừa phát lại là gì?

§    Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng của thừa phát lại như thế nào?

§    Vi bằnggiá trị pháp lý như thế nào?

          Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định s08/2020/NĐ-CP;

        Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại và pháp luật có liên quan;

                - Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc (không bị giới hạn về địa giới hành chính) trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định s08/2020/NĐ-CP;

                - Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

  • Vi bằnggiá trị pháp lý như thế nào?

               - Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

               - Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.