Trang chủ / Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh - thương mại

Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh - thương mại

17/09/2020


Hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh - thương mại là những loại hợp đồng rất phổ biến trên thực tế. Vậy, 02 loại hợp đồng này có những giống và khác biệt như thế nào?

Khái niệm “dân sự” có thể được hiểu theo hai nghĩa, một là nghĩa hẹp bao gồm các quan hệ dân sự thuần túy như thừa kế, hôn nhân gia đình,… ; Hai là nghĩa rộng bao gồm cả những quan hệ về đầu tư, lao động, kinh doanh thương mại, bảo hiểm…. Xét ở phương diện nghĩa rộng của giao dịch dân sự thì hợp đồng kinh doanh - thương mại cũng được xem là một giao dịch dân sự như hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, từ việc đi sâu vào phân tích ta thấy được bên cạnh những điểm giống nhau, hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh - thương mại có những khác biệt nhất định.

Giống nhau:

- Đều là giao dịch dân sự theo nghĩa rộng thể hiện sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng.

- Đều hướng đến lợi ích mà cả hai bên mong muốn đạt được trong giới hạn lợi ích chung mà không làm phương hại đến bên còn lại.

- Đều đảm bảo có được những nội dung cơ bản của một hợp đồng về chủ thể, đối tượng, phương thức, quyền và nghĩa vụ của các bên, giải quyết tranh chấp.

- Hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể.

Khác nhau:

Tiêu chí

Nội dung

Hợp đồng dân sự

Hợp đồng kinh doanh - thương mại

Pháp luật điều chỉnh

Bộ luật dân sự 2015

Luật Thương mại 2005

Bộ luật dân sự 2015

Chủ thể giao kết hợp đồng

Cá nhân, tổ chức (có hoặc không có tư cách pháp nhân)

Cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh (Thương nhân)

Mục đích của hợp đồng

Mục đích tiêu dùng, tặng cho,… không nhất thiết là mục đích lợi nhuận

Mục đích lợi nhuận

Hình thức của hợp đồng

Giao kết bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể phổ biến trong một số giao dịch thông dụng và đơn giản

Hầu hết được giao kết dưới hình thức bằng văn bản làm cơ sở xác định giá trị pháp lý do giá trị giao dịch lớn

Nội dung của hợp đồng

Không có các điều khoản về vận chuyển hàng hóa, điều khoản bảo hiểm như trong hợp đồng thương mại

Bên cạnh những điều khoản cơ bản còn có thêm các điều khoản đặc trưng về vận chuyển hàng hóa, điều khoản về bảo hiểm

Cơ chế giải quyết tranh chấp

Cơ quan giải quyết tranh chấp là Tòa án

Có thể lựa chọn Tòa án, Trọng tài theo sự thỏa thuận của các bên

Một số giao dịch điển hình

Hợp đồng thuê tài sản, Hợp đồng tặng cho tài sản, Hợp đồng thuê mướn nhà xưởng, máy móc,…

Hợp đồng mua bán tài sản, Hợp đồng cung ứng dịch vụ.

Nhìn chung, hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh doanh thương mại đều là những giao dịch dân sự được giao kết dựa trên thỏa thuận tự nguyện của các bên. Tuy nhiên, mỗi loại hợp đồng lại có đối tượng, tính chất riêng biệt phù hợp với mục đích giao kết của các bên trong từng trường hợp cụ thể. Qúy khách hàng cần lưu ý những vấn đề này để lựa chọn giao kết loại hợp đồng phù hợp với giao dịch.

Nguồn: ThuKyLuat.vn