Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu khi có giấy tờ
2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu khi không có giấy tờ
3. Thẩm quyền
4. Trình tự thủ tục
Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
- Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất lần đầu theo mẫu số 04a/ĐK
- Một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
- Giấy tờ về tài sản gắn liền với đất như:
+ Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận công trình xây dựng không phải là nhà ở,
+ Chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng,
+ Chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu).
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (như biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…); giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
- Các giấy tờ khác như: Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước...
Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
- Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo mẫu số 04a/ĐK
- Bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như Biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
- Bản vẽ sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng liên quan đến tài sản xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, khi nộp hồ sơ phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ tùy thân khác…
- Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng tài nguyên và môi trường cấp quận, huyện, thị xã nơi có đất
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người dân đang nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý
Trường hợp 1: Nếu hồ sơ thiếu
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoặc yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung ngay những văn bản tài liệu còn thiếu, để hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp 2: Nếu hồ sơ đủ
- Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận;
- Viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp;
- Xử lý yêu cầu cấp Sổ cho hộ gia đình, cá nhân:
- Trong quá trình xử lý hồ sơ, nếu thấy còn thiếu những văn bản, tài liệu cần bổ sung hoặc cần phải bổ sung những văn bản, tài liệu mà cơ quan xử lý cho rằng cần phải có những văn bản đó để làm căn cứ xem xét xử lý hồ sơ, thì phải thông báo cho người nộp hồ sơ, để người nộp hồ sơ tiến hành việc thu thập và bổ sung.
- Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thông báo các khoản tiền phải nộp cho hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu cấp Sổ.
- Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo quy định như: Lệ phí cấp giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có). Khi nộp tiền xong thì giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bước 3: Trả kết quả
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Sổ đỏ cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Sổ đỏ cho UBND cấp xã để trao hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.